Đại cương Tương_trợ_nuôi_dưỡng

Tương trợ nuôi dưỡng được ghi nhận nhiều cấu trúc nhóm thuộc hệ thống giao phối khác nhau, từ một cặp sinh sản hay còn gọi là cặp giống (Breeding pair) với những vú em là con đẻ từ lứa đẻ trước (các anh chị sẽ thay bố mẹ chăm sóc cho em út), đến các nhóm có nhiều con đực và con cái (đa phối nhóm) và những kẻ bảo mẫu là những con trưởng thành của một số nhưng không phải tất cả trong số những kẻ tham gia. Hợp tác nuôi dưỡng ra trên các nhóm gồm chim, thú, ở côn trùng.

Nhiều giả thuyết đã được nêu lên để giải thích sự tiến hóa của tập tính cùng chăm sóc vì đây là việc từ bỏ cơ hội sinh sản của một cá thể để hỗ trợ sự thành công sinh sản cho những cá thể khác. Nhiều nghiên cứu vẫn chưa làm sáng tỏ việc một con vật phải phí sức đi chăm sóc cho những con non của con vật khác mà chẵng liên quan thiết thân đến mình, điều này có vẻ không phù hợp với bản năng của loài vật, theo đó chúng thường chỉ giành lấy miếng ăn, chỗ ở, chiếm bạn tình và chăm sóc con cái của chính chúng. Do đó, Tăng cường gắn kết nhóm là một giả thuyết thứ hai đối với sự phát triển của tập tính này.

Giả thuyết về tăng cường liên kết nhóm cho thấy rằng việc tăng quy mô và độ gắn kết của nhóm thông qua việc tương trợ giúp tăng sự sống sót của từng cá thể và có thể làm tăng cơ hội sinh tồn trong tương lai của kẻ vú em này chứ không phải chúng bõ công. Bằng cách tăng cường mối quan hệ trong nhóm, mỗi thành viên cá thể làm giảm nguy cơ bị trở thành nạn nhân của loài săn mồi thông qua việc đoàn kết, gắn bó hơn. Ngoài ra, sự gia tăng thành viên làm giảm thì giờ của mỗi kẻ chăm sóc dưới dạng canh gác (đứng trên bề mặt cao để quan sát động vật ăn thịt) hoặc trông chừng con non (bảo vệ con cái và hang ổ) cho phép kẻ trợ giúp tìm kiếm thức ăn trong thời gian dài hơn vì đã có những con khác luân phiên đảm nhiệm để chúng rảnh tay kiếm mồi.